Dưới đây là form Kiểm tra Vòng cân bằng Tâm trí được thiết kế độc quyền cho BFN. Phù hợp cho những bạn có mong muốn tham gia vào một khóa học, dịch vụ của BFN vì tự đọc kết quả của bài test này sẽ hơi khó.
Form kiểm tra này được thiết kế đựa trên lý thuyết Vòng Cân bằng Tâm trí, nó là bài test duy nhất hiện nay có thể giúp bạn xác định được thiên hướng, các chỉ số tâm lý, thể chất, phương thức tư duy, đặc biệt là sự cân bằng, hạnh phúc nội tại và xác định những phương thức để bạn có thể phát triển bản thân tốt hơn.
Bài test miễn phí dưới đây dành cho các bạn được thiết kế theo dạng bảng hỏi thông thường. Kết quả bài test sẽ chính xác nếu bạn trả lời đúng với thực tế và điều bạn thực sự nghĩ, nếu bạn trả lời không đúng với thực tế, kết quả bài test sẽ không đáng tin cậy. (Hiện tại có một phương pháp test Vòng Cân bằng Tâm trí chính xác hơn và không phụ thuộc vào thiên kiến chủ quan của người được test, đó là Quan Trắc Đồng Tử)
HƯỚNG DẪN ĐỌC KẾT QUẢ TEST
Bước 1: Mở email và xem lại các câu trả lời mình đã chọn


Bước 2: Cộng điểm
Bạn sẽ thấy trước mỗi câu hỏi đều có đánh số từ 1 đến 12, mỗi số được đánh 3 lần, ngoài ra có 4 câu được đánh số là 13a, 13b, 14a và 14b. Bài kiểm tra này cũng có 13 chỉ số cần quan tâm, cách tính từng chỉ số như sau:
- Chỉ số đầu tiên: Tính tổng kết quả của 3 câu được đánh số 1 ở đầu.
- Các chỉ số từ 2 đến 12 đều tính như vậy.
- Chỉ số 13: lấy số điểm câu 13b trừ cho số điểm của câu 13a (nếu có âm thì bỏ đấu trừ đi). Gọi số đó là x
Mặt khác, lấy số điểm câu 14b trừ cho số điểm của câu 14a (Nếu có âm thì bỏ dấu trừ đi). Gọi số đó là y
Cuối cùng, lấy x chia cho y sau đó nhân cho 15, ta sẽ tính được chỉ số 13.
Bước 3: Đọc ý nghĩa các điểm số
Phần đọc ý nghĩa này khá nhiều chi tiết (bản kết quả đầy đủ dài khoảng 52 trang A4), sau đây chúng tôi chỉ ghi phần giải pháp chung nhất để các bạn nắm được, còn phần phân tích chi tiết thì chưa có ở đây. Nếu bạn muốn giải thích chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với giáo viên đứng lớp hoặc các chuyên viên của chúng tôi khi bạn đến lớp học hoặc đến buổi gặp gỡ với chuyên viên.
Giải pháp nếu chỉ số này thấp |
Chỉ số 1: Phát triển năng lực Xả Bỏ (Năng lực xử lý cảm xúc) Năng lực xả bỏ chưa phát triển tương xứng với năng lực rút kinh nghiệm mạnh mẽ của bạn. Nói cách khác là bạn chưa giỏi trong việc xử lý đến cùng những cảm xúc tiêu cực hay tích cực của mình. Điều này đôi lúc sẽ mang lại cho bạn những áp lực lớn, những cảm giác nặng nề, mệt mỏi và đôi lúc còn làm cho bạn bị rối loạn về động lực làm việc, lúc thì quá hăng hái, lúc thì uể oải, không buồn động tay động chân. Lời khuyên cho bạn trong trường hợp này là học cách thả lỏng, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, dành nhiều khoảng thời gian thư thả nghĩ về những vấn đề vướng mắc trong quá khứ. Nếu cảm giác thấy rằng mình vẫn còn nhiều bận lòng về những việc đã xảy ra nhưng khó để nhớ lại, bạn có thể ghi những suy nghĩ, kể lại những trải nghiệm đó ra một cuốn sổ và giữ nó riêng tư. Khi giải quyết hoàn toàn được những trăn trở ấy, dần dần bạn sẽ cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng, tự do hơn, khả năng nhìn nhận vấn đề cũng tinh tế và chính xác và khách quan hơn. Bạn nên tham gia khóa học Cân bằng tâm trí của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 2: Phát triển năng lực cảm nhận thụ động Hãy thường xuyên để ý đến khả năng thu nhận thông tin và chất lượng hoạt động của các giác quan. Bạn cần lập sơ đồ luyện tập phù hợp để cải thiện sức khỏe cũng như khả năng phản ứng của các giác quan sao cho kịp thời với những tác động trong môi trường xung quanh. Việc tăng cường khả năng cảm nhận mang lại rất nhiều lợi ích: nó giúp bạn sống trọn vẹn hơn ở giây phút hiện tại, chú ý những hiện tượng hay ho và thú vị mà có lẽ bạn đã bỏ lỡ, nắm bắt những cơ hội chỉ có trong khoảnh khắc và giữ cho những người thân yêu được an toàn. Hãy thử áp dụng một số bài tập nâng cao kích thích, sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giác quan trên cơ thể. Chủ động luyện tập và thử thách các giác quan sẽ giúp tăng cường và kích hoạt khả năng tiềm tàng của chúng lên rất nhiều. Bạn nên tham gia khóa học Chuyển động kết nối hoặc Mỹ thuật kết nối của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 3: Phát triển năng lực nhận thức (Trí tuệ Nhận thức) Trí tuệ Nhận thức phát triển chưa tương xứng với Cảm nhận của trực giác. Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là thử học, tìm hiểu, đọc về những thứ thú vị mà bạn quan tâm như học một ngôn ngữ mới nào đó, tìm hiểu về chiêm tinh và các chòm sao, tìm hiểu về bài Tarot, vật lý lượng tử, thậm chí là về những nhân vật nổi tiếng mà bạn quan tâm. Mấu chốt của những hoạt động này là mở rộng tâm trí của bạn, giúp bạn có nhiều hiểu biết về các lĩnh vực hơn. Nếu kéo dài thói quen tìm hiểu những vấn đề mới, thú vị ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình này, bạn sẽ tư duy nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nó cũng giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện sự tinh tế trong cảm nhận và năng lực đánh giá vấn đề của bạn. Bạn nên tham gia khóa học Viết Kết Nối của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 4: Kích hoạt năng lực điều hướng tập trung (Độ nhạy cảm) Năng lực điều hướng tâm trí, xúc cảm của bạn phát triển chưa tương xứng với Trí tuệ Nhận thức. Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là hãy tập thói quen liên hệ bản thân trong khi làm những hoạt động dưới đây: – Đọc tiểu thuyết, xem những bộ phim giàu tính triết lý, nhiều tầng nghĩa phù hợp với sở thích của bạn. – Xây dựng những quan điểm rõ ràng về tất cả những vấn đề cả trong lĩnh vực chuyên môn hay ngoài lĩnh vực chuyên môn của bạn. Tránh việc giữ những quan điểm, thái độ lập lờ, lấp lửng, không rõ ràng về các vấn đề. Đừng để bản thân bị cuốn theo quá nhiều những luồng thông tin để rồi không thu lại được hiểu biết hay kinh nghiệm gì cho bản thân mình. Việc bạn biết được nhiều thông tin, kiến thức là tốt nhưng việc hiểu được chúng và biết cách sử dụng chúng trong câu chuyện của bản thân mình mới thực sự quan trọng. Bạn nên tham gia khóa học Cân bằng tâm trí của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 5: Phát triển năng lực Cảm nhận chủ động thông qua các giác quan Đo phản ứng cảm xúc của bạn trước một sự việc. Hãy thử dành thời gian tưởng tượng lại những khoảnh khắc bạn thể hiện cảm xúc của mình trước một sự kiện nào đó. Bạn cho phản ứng đó bao nhiêu điểm trên thang điểm 10? Bạn có từ ngữ nào để mô tả hành động và cảm xúc lúc đó không? (VD: Vui vui, phấn khởi, vui sướng, sướng phát điên…) Hãy khơi gợi những cảm nhận, cảm giác mới cho mình. Nếu được quay trở lại khoảng khắc đấy, liệu bạn có thể hiện cảm xúc khác không? Bạn sẽ cười nhiều hơn hay tỏ ra nghiêm nghị một chút? Bạn sẽ khóc thật to hay chỉ lén giấu nước mắt? Bạn sẽ chỉ để ý đến chàng trai/cô gái đã “đá” mình hay còn nhận ra thêm rằng bầu trời hôm đó cũng trở lạnh hơn nữa? Hãy cho bản thân cơ hội để thử trải nghiệm lại những sự kiện trong quá khứ nhiều lần nhé. Luyện tập những điều này thường xuyên có thể mở ra cho bạn những cảm nhận tinh tế và đa chiều trước một vấn đề. Việc cảm nhận một sự vật, hiện tượng chủ động hơn qua các giác quan thực sự sẽ khiến cuộc sống của bạn khác đi rất nhiều. Bạn nên tham gia khóa học Chuyển động kết nối hoặc Mỹ thuật kết nối của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 6: Phát triển năng lực phân tích (Trí tuệ Phân biệt) Trí tuệ Phân biệt phát triển chưa tương xứng với Cảm nhận của các giác quan Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là rèn luyện dần dần thói quen quan tâm đến những chi tiết nhỏ trong lĩnh vực chuyên môn và ngoài chuyên môn của mình. Nếu nhìn vào bức tranh tổng thể là quá khó để bạn có thể phân tích được vấn đề, hãy thử đi từ những cảm nhận hay chi tiết nhỏ nhất và so sánh chúng. Ngoài ra, sự quyết tâm đào sâu nghiên cứu, tập trung giải quyết tận gốc các vấn đề khó khăn gặp phải trong công việc thay vì cố gắng tránh né các khó khăn mà chọn cách an toàn, dễ dàng. Sự tránh né không phải lúc nào cũng tốt cho việc phát triển năng lực cá nhân của bạn. Bạn cần cân bằng lại các năng lực nội tại của mình bằng cách chịu khó đương đầu với những vấn đề phức tạp nhiều hơn. Sau mỗi lần nỗ lực, bạn sẽ giỏi hơn và có nhiều cơ hội gặt hái thành công trong công việc và cuộc sống hơn. Bạn nên tham gia khóa học Viết Kết Nối của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 7: Xây dựng và phát triển Cảm xúc. – Phát triển khả năng cảm nhận sâu sắc: Những người có suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc thường được đánh giá cao, được tin tưởng và yêu mến. Cảm nhận sâu sắc về một vấn đề giúp cho bạn hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng đang diễn ra, dễ đồng cảm hơn với mọi người cũng như có tiền đề để đưa ra những quyết định, hành động khéo léo, phù hợp. – Xây dựng những cảm xúc phong phú cho bạn: Thể hiện cảm xúc là một năng lực bẩm sinh ở con người. Nhưng việc xây dựng và bộc lộ được nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau trước những sự kiện thường nhật lại là điều không phải ai cũng làm được. Hãy dành nhiều thời gian hơn để suy ngẫm, quan sát và phân tích về những sự vật, hiện tượng, con người xung quanh mình và tập biểu lộ những cảm xúc khác nhau cho những điều đó cho tới khi bạn có thể linh hoạt thể hiện cảm xúc của mình thật tự nhiên. Sở hữu sự phong phú trong cảm xúc là tiền đề để có được một nội tâm phong phú. Bạn nên tham gia khóa học Cân bằng tâm trí hoặc Viết Kết Nối của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 8: Nâng cao năng lực phản xạ chính xác. Hãy tập cho mình thói quen đánh giá khả năng phản xạ của cơ thể trước những tình huống khách quan. Trước một yếu tố bên ngoài tác động, cơ thể bạn phản ứng lại nhanh hay chậm? Độ trì hoãn để phân tích xem điều gì đang xảy ra và trả lời cho kích thích đó hết bao lâu? … Đây là bước đầu tiên trước khi chúng ta bắt đầu luyện tập đơn lẻ cho từng bộ phận của cơ thể phản ứng với tác động bất ngờ bên ngoài. Bạn có thể tìm hiểu về các bài tập về phản xạ nhanh với các tình huống bất ngờ bằng hành vi đã có chọn lọc chính xác trên internet đặc biệt là các bài tập về phản xạ não bộ. Có một kỹ năng phản xạ tốt là tiền đề để bạn có thể giải quyết được những khó khăn ập đến bất ngờ trong cuộc sống. Bạn nên tham gia khóa học Chuyển động kết nối hoặc Mỹ thuật kết nối của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 9: Phát triển khả năng liên tưởng rộng mở (Trí tuệ Bảo vệ) Khả năng lập luận bảo vệ phát triển chưa tương xứng với phản xạ tâm lý. Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là làm quen, học cách sử dụng phương thức suy nghĩ theo kiểu “Sơ đồ tư duy” hoặc “Brain storm” (bạn có thể gõ từ khóa này trên các công cụ tìm kiếm để hiểu rõ hơn cách sử dụng). Bạn cũng có thể luyện tập thể hiện suy nghĩ của mình ra bằng cách viết chúng ra. Đó có thể là nhật ký, những status dài, review về một bộ phim hay cuốn sách ấn tượng,… học cách chia sẻ nhiều hơn những suy nghĩ của mình với người khác. Rõ ràng bạn có những ý tưởng rất hay, thú vị và nếu không kể nó ra, sẽ rất đáng tiếc. Việc đọc nhiều các loại sách, văn phong của những bài viết tốt cũng góp phần cải thiện lối suy nghĩ cũng như cách bảo vệ các ý tưởng của mình. Mấu chốt của đề xuất trên là các phương thức trên có thể phát triển khả năng tưởng tượng, tổng hợp vấn đề, giúp bạn dễ dàng thể hiện, truyền đạt những suy nghĩ của mình ra một cách có hệ thống, không bị lan man, rối rắm. Đó là năng lực sử dụng ngôn ngữ một cách mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng, dễ hiểu và hiệu quả. Bạn nên tham gia khóa học Viết Kết Nối của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 10: Xây dựng tính kiên định trong thực thi nhiệm vụ. – Các bài tập kiên trì, vượt khó, cải thiện sức bền cho thân thể: Khi bạn cảm thấy mệt mỏi hay uể oải, tập thể dục có thể là điều cuối cùng mà bạn nghĩ tới. Nhưng bạn không biết rằng tập thể dục giúp tăng cường sự chịu đựng của cơ thể bạn. Những bài tập như chạy bộ, yoga, squat,… có thể coi là những lựa chọn cực kì hợp lý khi bạn muốn rèn luyện bản thân mà không có điều kiện tới phòng gym thường xuyên. – Luyện tập suy nghĩ nối tiếp, chuyên sâu trước một vấn đề: Việc tập trung suy nghĩ, đào sâu vào một vấn đề cho đến khi bạn tìm ra một đáp án thực sự thuyết phục sẽ giúp bạn hình thành tư duy liền mạch, từ đó kiến thức về lĩnh vực mà bạn đang cần giải quyết cũng được bổ sung thêm rất nhiều. – Xây dựng thói quen thực hiện một công việc trọn vẹn: Để có thể thành công và hoàn thiện bản thân mình, chúng ta luôn cần phải rèn luyện và cố gắng từ những công việc nhỏ nhất. Sẽ thật không hay nếu công việc nào cũng dở dang hoặc chỉ dừng lại ở mức tạm chấp nhận được. Những thiếu sót nhỏ khi tích tụ lâu dần sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bạn nên tham gia khóa học Cân bằng tâm trí hoặc Viết Kết Nối của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 11: Phát triển vận động chủ đích (Hành động) Năng lực Hành động phát triển chưa tương xứng với Ý chí. Lời khuyên dành cho trường hợp này tham gia thêm các hoạt động thể dục thể thao đòi hỏi sự nỗ lực, tập trung cao và đủ hấp dẫn như bóng rổ, bóng đá (vai trò hậu vệ hoặc thủ môn là phù hợp nhất để phát triển năng lực vận động có chủ đích trong trường hợp của bạn) Bạn cũng có thể tìm hiểu các hoạt động, bài tập rèn luyện được dùng trong quân đội Việt Nam cũng như nước ngoài. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho năng lực thực thi hành động của bạn bất kể là trong công việc văn phòng, việc học ở trường hay bất cứ dự định, kế hoạch nào. Với phái nữ, việc đứng dậy vươn vai, tập một vài bài tập yoga hoặc bắt tay luôn vào dọn dẹp phòng ốc, nhà cửa hay ghi chép lại ý tưởng luôn mỗi khi bạn định làm gì đó cũng là những tiền đề rất tốt để bạn có thể rèn cho bản thân sự chủ động và chất lượng hành động của mình. Bạn nên tham gia khóa học Chuyển động kết nối hoặc Mỹ thuật kết nối của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 12: Phát triển năng lực chọn lựa và đánh giá (Trí tuệ Chọn lọc) Trí tuệ Chọn lọc phát triển chưa tương xứng với Năng lực hành động Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là Tập thói quen hành động cho đến cùng và rút kinh nghiệm sau mỗi hành động. Trong quá trình sống và làm việc, nếu bạn có xu hướng cảm thấy khó khăn trong việc tập trung vào công việc thực sự quan trọng, hãy cải thiện bằng cách thường xuyên tự hỏi bản thân rằng: “Liệu vấn đề này có thực sự quan trọng hay không?” “Vấn đề này có cấp thiết hay không?”. Việc phân loại các vấn đề theo mức độ quan trọng và cấp thiết là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để phát triển năng lực chọn lọc, rút kinh nghiệm. Năng lực này cực kỳ quan trọng cho tốc độ phát triển của bạn bất kể trong việc học hành, công việc hay các mối quan hệ cá nhân. Bạn nên tham gia khóa học Viết Kết Nối của BFN để hoàn thiện năng lực này. |
Chỉ số 13: Bạn có xu hướng cảm nhận được những điểm tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Ở mức độ này, bạn nhìn nhận những vấn đề, môi trường xã hội xung quanh khá thực tế. Và dành nhiều thời gian quan tâm về những khía cạnh khác biệt với quan điểm của bạn. Tuy nhiên vì ít khi nhận thấy được những cảm xúc tích cực biểu hiện tinh tế ở những sự kiện diễn ra xung quanh, nên bạn có xu hướng dễ bị chìm vào những cảm xúc tiêu cực hơn, điều đó đôi lúc tạo nên những áp lực nặng nề không đáng có trong cuộc sống của bạn Nói sâu vào thiên hướng cảm nhận cảm xúc, bạn thiên về hướng cảm nhận thấy rõ mặt trái của vấn đề nhiều hơn là cảm nhận vấn đề theo hướng tích cực. Điều này đương nhiên mang lại cho bạn hiểu biết rất thực tế về xã hội, bạn cũng có thể chấp nhận những điểm yếu của mình một cách dễ dàng hơn người khác, đó là một điều rất đặc biệt nơi bạn. Nhưng vì những cảm xúc tích cực, hài lòng bên trong bạn chưa được thu nạp đầy đủ, nên bạn sẽ cảm thấy cuộc sống đôi khi khá vô vị nếu chỉ sống một cuộc sống bình thường. Lời khuyên cho bạn là hãy học cách tận hưởng cuộc sống, dành nhiều thời gian để thưởng thức và biết ơn những gì mà bạn đang có, và học nhìn thế giới dưới một cái nhìn cảm thông và tích cực hơn. Bạn nên tham gia khóa học Cân bằng tâm trí hoặc Viết Kết Nối của BFN để hoàn thiện năng lực này |